Bảo tồn nghề truyền thống độc đáo của đồng bào Mông trên vùng cao Bắc Hà

Nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu may trang phục là nghề truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên vùng cao Bắc Hà, được truyền dạy và lưu giữ qua nhiều đời nay. Để xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút khách du lịch, tăng thu nhập cho bà con, huyện Bắc Hà đã và đang tích cực khôi phục lại nghề truyền thống này, đặc biệt là kỹ thuật nhuộm chàm, vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải.

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao Bắc Hà, là di sản chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Chị em phụ nữ Mông sử dụng bút vẽ bằng đồng có nét đậm, nét thanh để vẽ các hoa văn hình chấm tròn và hoa văn hình xoắn ốc bằng sáp ong trên những tấm vải lanh nhỏ, sau đó, ghép lại thành các chi tiết, bộ phận như vai áo, thân váy hay tay áo, cổ áo… rồi khâu lại thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Tỷ mỷ trên từng đường vẽ, những hoa văn hình xoắn ốc, cỏ cây, núi rừng… dần hiện trên mỗi tấm vải thổ cẩm truyền thống qua bàn tay khéo léo của bà Vàng Thị Mỷ. Những kinh nghiệm, kỹ thuật vẽ sáp ong của mình tích lũy cả một đời, giờ đang được bà Mỷ tích cực truyền dạy cho các cháu và các thành viên trong Tổ hợp tác thêu thổ cẩm, vẽ sáp ong của người Mông. Bà Vàng Thị Mỷ, thôn Sân Bay, xã Thải Giàng Phố chia sẻ: Khi mới được 10 tuổi tôi đã cùng mẹ se lanh, dệt vải và học vẽ sáp ong, nhuộm chàm rồi. Bây giờ địa phương khôi phục lại thì tôi tình nguyện truyền dạy để các cháu biết là vẽ như thế nào cho đẹp để làm thành một cái váy Mông.

anh tin bai

Bà Mỷ truyền dạy kỹ thuật vẽ sáp ong cho thế hệ trẻ tại địa phương

Với đồng bào dân tộc Mông, ngoài việc se lanh, dệt vải bằng khung cửi, nhuộm chàm, thêu chỉ màu tạo hoa văn nổi, khâu vẽ sáp ong để tạo hoa văn rất kỳ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng thuần thục. Khi vẽ phải giữ sao cho lượng sáp luôn chảy đều cho đến hết mới chấm bút vào sáp để tiếp tục nét vẽ. Vẽ xong hoa văn thì đem miếng vải cho vào nồi nước đun sôi, đảo đều tay để sáp ong bong hết ra, chỉ để lại những nét hoa văn đẹp trên nền vải. Sau đó, vải được nhuộm chàm và đem phơi khô mới tiếp tục các công đoạn khác, như thêu chỉ màu và khâu thành bộ quần áo hoàn chỉnh. Quy trình vẽ hoa văn sáp ong trên vải mới nghe tưởng như đơn giản nhưng để làm được một chiếc váy hoàn chỉnh, phụ nữ Mông phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian. Kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong được tiếp nối từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác theo đường mẹ truyền con nối. Các em nhỏ ở đây từ 7, 8 tuổi đã được các bà, các mẹ cầm tay chỉ bảo từng đường kim mũi chỉ. Đến khi trưởng thành, các em đã có đôi bàn tay khéo léo và thuần thục cách tạo hình, trang trí hoa văn, điêu luyện trong kỹ thuật chiết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt. Em Vàng Mai Linh, thôn Sân Bay, xã Thải Giàng Phố bày tỏ: Hàng ngày em thấy mẹ và bà vẽ em rất muốn học và làm theo, với mong muốn là có thể góp sức giữ gìn nét truyền thống của dân tộc và gia đình mình. Em rất thích công việc thêu và vẽ sáp ong này…

anh tin bai

Các thành viên tổ hợp tác tập chung hoàn thiện sản phẩm của mình

Hoạt động từ năm 2019, Tổ hợp tác thêu thổ cẩm, vẽ sáp ong của người Mông thôn Sân Bay đến nay có 15 thành viên. Ngoài may các bộ trang phục truyền thống từ vải lanh, tổ hợp tác còn làm ra các sản phẩm lưu niệm, tranh treo tường, tổ chức hoạt động trải nghiệm vẽ sáp ong, thêu thùa ngay tại gia đình, thu hút được nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Mới đây, điểm trưng bày sản phẩm, hoạt động trải nghiệm của Tổ hợp tác thêu thổ cẩm, vẽ sáp ong của người Mông thôn Sân Bay được sửa sang, thiết kế lại, nhằm phục vụ được nhiều khách du lịch hơn. Chị Hoàng Thị Dung, tổ trưởng Tổ hợp tác thêu thổ cẩm, vẽ sáp ong thôn Sân Bay, xã Thải Giàng Phố cho biết: Trong thời tian tới, để ổn định và phát triển thêm nghề này thì cần nhân rộng ra các thôn bản. Để thu hút khách du lịch đến với địa phương, mỗi khi khách nhìn thấy những người dân thực hiện công việc thêu hay vẽ sáp ong trên thổ cẩm sẽ tỏ ra thích thú… Có thể đây sẽ là một nghề tạo công ăn việc là và tăng thu nhập cho bà con nhân dân.

anh tin bai

Khách du lịch trải nghiệm thêu và vẽ sáp ong tại tổ hợp tác

Việc khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống đang góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, giúp du khách trải nghiệm rõ hơn về văn hóa, con người vùng đất cao nguyên trắng Bắc Hà./.

Nguồn: https://bacha.laocai.gov.vn/van-hoa–xa-hoi–giao-duc/bao-ton-nghe-truyen-thong-doc-dao-cua-dong-bao-mong-tren-vung-cao-bac-ha-1233817

horebet situs togel online situs kerasbola dana77 opahoki honda138 rtp slot gacor link slot gacor
slot demo link bewin999 bewin999
scobet999 bewin999 toto macau tt4d daftar scobet999 gwin4d bewin999 situs gwin4d situs tt4d situs bewin999
dodoslot
Bỏ qua