Nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa thổ cẩm, giấc mơ chinh phục nét đẹp vùng cao.

 

Nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa thổ cẩm, giấc mơ chinh phục nét đẹp vùng cao.

Nói đến sắc màu thổ cẩm dân tộc, chắc hẳn du khách trong và ngoài nước nhiều người biết đến thương hiệu độc quyền, sở hữu và làm ra những sản phẩm tinh tế, bắt mắt phù hợp với nhu cầu của du khách. Đến nay ít người còn xa lạ với địa chỉ số 29a Cầu Mây – Thị trấn Sa Pa là quầy hàng giới thiệu, kinh doanh những sản phẩm đồ trang sức, trang trí, trang phục thuộc Công ty TNHHTM TH Lan Rừng – Nơi lưu giữ, trưng bày và làm ra các sản phẩm thổ cẩm đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

 

Sự ra đời và hoạt động của Công ty TNHHTM TH Lan Rừng đến nay đã hơn 15 năm. Thương hiệu Thổ Cẩm Lan Rừng được nhiều du khách biết đến và ngày càng thành công trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gắn với bảo tồn những giá trị tinh hoa của các dân tộc cộng cư tại Lào Cai.

Ảnh: Lớp tập huấn  nhóm người Mông về nâng cao giá trị và bảo tồn hoa văn trang trí truyền thống thổ cẩm tại xã Bản Hồ

Cũng như nhiều Công ty kinh doanh và sản xuất ra các mặt hàng, yếu tố quan trọng đó là nhận thức giá trị của sản phẩm từ đó xây dựng những chiến lược phát triển bền vững mang tầm cỡ quốc gia. Với Thổ Cẩm Lan Rừng cũng vậy, họ đã và đang có những chiến lược rất cụ thể, hoạch định cho tương lai với mong muốn cuối cùng đó là hướng đến cho người tham gia sản xuất cũng như người tiêu dùng hiểu về giá trị của sản phẩm thổ cẩm và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa thổ cẩm, để từ đó góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là tâm huyết, là linh hồn của Công ty TNHHTM TH Lan Rừng.

Khi tôi được tiếp xúc và trò chuyện với Giám đốc Cty TNHHTM TH Lan Rừng, ông Võ Văn Tài cho biết: “Nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa thổ cẩm không chỉ cho người dân địa phương – là người trực tiếp làm ra những sản phẩm của chính dân tộc mình hiểu về nó, yêu nó; đồng thời giúp cho người tiêu dùng, sở hữu những sản phẩm, để rồi hiểu về giá trị thổ cẩm và yêu nó hơn. Đó cũng là giấc mơ chinh phục cái đẹp của cá nhân tôi – với vai trò là người đứng đầu Công ty, có nhiều năm gắn bó với công việc này, đến giờ vẫn luôn đam mê, tìm tòi và không ngừng học hỏi sáng tạo để làm ra nhiều sản phẩm từ nghề thêu dệt thổ cẩm”.

Tạo nguồn động lực cho Công ty, năm 2018 với chương trình ” thúc đẩy bình đẳng giới trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ tại 2 tỉnh Sơn La và Lào Cai, trong đó Công ty TNHHTM TH Lan Rừng là một trong số được Dự án GREAT hỗ trợ cùng đồng hành tạo sinh kế bền vững cho chị e phụ nữ dân tộc tiểu số tại Sa Pa trên 5 nhóm dân tộc (Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó).

Dự án GREAT – là một trong những Dự án được chính phủ Australia tài trợ và quản lý bởi Cty CoaterSogema. Đây là Dự án đã được khởi động thành công ở tỉnh Sơn La và Lào Cai. Mục tiêu hướng đến của Dự án đó là “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch”. Dự án đã hợp tác với nhiều đối tác trong khu vực tư nhân và phi chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch, nhằm cải thiện môi trường chính sách và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và công bằng ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Riêng tại tỉnh Lào Cai, Dự án đã hỗ trợ khoảng 20.000 phụ nữ tự kinh doanh cải thiện thu nhập và tạo ra khoảng 2.000 việc làm cho phụ nữ nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tỉnh.

Ảnh: Giám đốc Cty TNHH TH Thổ Cẩm Lan Rừng tập huấn cho nhóm Phụ nữ người Tày – Bản Hồ tập làm mẫu hoa văn nhuộm chàm.

 

Nằm trong khuân khổ của Dự án GREAT, Công ty TNHHTM TH Lan Rừng hướng đến chính là”GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THỔ CẨM VÀ TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC TIỂU SỐ VÙNG CAO” . Theo đó, phân chia nội dung công việc phù hợp với vai trò, vị trí sản xuất trên địa bànThị xã Sa Pa gồm các xã: xã Liên Minh, Mường Hoa, Tả Phìn, Hoàng Liên, Bản Hồ và phường Sa Pa. Phân chia thành 10 nhóm phụ trách công việc như: Trồng lanh; trồng chàm; trồng cây ý dĩ; thêu trang trí; may trang phục; dệt lanh; nhuộm chàm; vẽ sáp ong; thiết kế tạo hoa văn và nhóm bán hàng. Đây là mô hình hoạt động của các tổ nhóm sản xuất của Công ty TNHHTM TH Lan Rừng. Xuất phát từ nhu cầu mong muốn được hỗ trợ người dân tộc thiểu số là phụ nữ.Gìn giữ, phát triển văn hóa thổ cẩm và công ăn việc làm bền vững cho phụ nữ tại Sa Pa. Từ đó xác định nguồn nhân lực và thu hút đầu ra cho sản phẩm của Công ty TNHHTM TH Lan Rừng.

Ảnh: Hội Phụ nữ Tày tham gia buổi tập huấn về nghề nhuộm chàm

 

Công ty TNHHTM TH Lan Rừng đã phối hợp với đơn vị Bảo tàng tỉnh Lào Cai, tổ chức tập huấn cho 5 nhóm ngành dân tộc (Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó). Với thông điệp truyền tải thông tin về “Nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa thổ cẩm truyền thống dân tộc”. Triển khai Dự án, Công ty TNHHTM TH Lan Rừng đã hỗ trợ và cung cấp 60 khung dệt cho nhóm phụ nữ người Mông phụ trách bộ phận dệt lanh , giúp chị em phụ nữ có công cụ làm nghề dễ dàng hơn.

Ảnh: 60 khung dệt được bàn giao cho nhóm phụ nữ

người Mông xã Mường Hoa.

Kết thúc buổi tập huấn, 100 % Hội phụ nữ trên địa bàn xã tham gia và đề cao ý trí quyết tâm khôi phục, tiếp tục duy trì và phát triển nghề thêu dệt truyền thống của dân tộc mình.

Ảnh: Hướng dẫn nhóm người Tày – Bản Hồ tạo hoa văn

trên tấm nhuộm chàm

Nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ đó Hội phụ nữ dân tộc tại các xã đã biết gìn giữ và không ngừng sáng tạo để tiếp tục tạo ra những sản phẩm, mẫu mã đa dạng hơn, đáp ứng như cầu của người tiêu dùng cũng như du khách muốn trải nghiệm không gian thổ cẩm dân tộc khi đến với Sa Pa.

Dự kiến cuối năm 2020, đầu năm 2021, Bảo tàng tỉnh Lào Cai sẽ phối hợp cùng Cty TNHHTM TH Lan Rừng tiếp tục trưng bày, giới thiệu sắc màu văn hóa gắn với nhiều hoạt động trải nghiệm dành riêng cho học sinh, sinh viên và công chúng tham quan.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

horebet situs togel online situs kerasbola dana77 opahoki honda138 rtp slot gacor link slot gacor
slot demo link bewin999 bewin999
scobet999 bewin999 toto macau tt4d daftar scobet999 gwin4d bewin999 situs gwin4d situs tt4d situs bewin999
dodoslot
Bỏ qua